0962801374

Cách để Khiến mèo quen và yêu quý bạn

Cách để Khiến mèo quen và yêu quý bạn
Gắn bó với mèo có thể là một việc khó khăn. Mèo là loài động vật độc lập và không cần phải thường xuyên tương tác với con người để cảm thấy hài lòng. Để củng cố mối quan hệ với mèo, bạn cũng cần phải tạo ra một môi trường sống an toàn và tích cực. Bạn còn phải hướng dẫn mèo cách liên hệ bạn với những thứ mà chúng thích, ví dụ như đồ ăn. Dù mèo của bạn còn nhỏ hay đã trưởng thành, bạn vẫn có thể tạo nên một mối quan hệ tuyệt vời với mèo nhờ sự nỗ lực và kiên nhẫn.
 
 
 
Phương pháp
1
Giúp một chú mèo mới quen với giao tiếp
Tiêu đề ảnh Get Your Cat to Know and Love You Step 1
1
Giúp mèo tiếp xúc với xã hội càng sớm càng tốt. Để xây dựng một mối quan hệ bền vững với mèo, bạn cần phải đảm bảo mèo cảm thấy thoải mái khi ở cạnh con người. Tập cho mèo giao tiếp xã hội từ sớm là việc rất quan trọng đối với mối quan hệ của chúng với con người sau này.
Cho mèo tiếp xúc với người khi mèo được 2 tới 7 tuần tuổi, việc đó sẽ tạo điều kiện tốt cho sau này.[1]
Giao tiếp xã hội bao gồm việc bế mèo và khuyến khích mèo tương tác với người hoặc những động vật khác. Những tương tác này cần phải đủ dễ chịu để mèo cảm thấy muốn tiếp tục giao tiếp trong tương lai.[2]
Cân nhắc cho mèo tham gia các lớp giao tiếp. Bác sĩ thú y có thể giới thiệu cho bạn vài nơi để bạn cân nhắc.[3]
 
 
Tiêu đề ảnh Get Your Cat to Know and Love You Step 2
2
Kiên nhẫn với những chú mèo trưởng thành. Nếu mèo của bạn đã trưởng thành, bạn cũng đừng từ bỏ hi vọng. Bạn vẫn có thể giải quyết được việc này. Những tương tác tích cực cũng mất thời gian nhất định khi bạn muốn kết thân với một chú mèo ở độ tuổi bất kì.
Kể cả mèo hoang 4 năm tuổi (không được con người chăm sóc) cũng có thể học cách giao tiếp.[4]
Giao tiếp với một chú mèo đã trưởng thành sẽ đòi hỏi nhiều thời gian và sự kiên nhẫn hơn. Bạn vẫn sẽ thực hiện các bước như trong bài viết này. Tuy nhiên, bạn nên sẵn sàng với việc mèo sẽ tốn nhiều thời gian hơn thì mới chấp nhận bạn.
Tiêu đề ảnh Get Your Cat to Know and Love You Step 3
3
Tạo môi trường sống thoải mái cho mèo. Mèo sẽ không chịu giao tiếp nếu không cảm thấy an toàn và thoải mái. Hãy tạo ra một môi trường yên tĩnh và không có mối đe doạ nào khi bạn mang về nhà một chú mèo mới.
Hãy bắt đầu bằng cách đặt mèo trong một căn phòng yên tĩnh, nơi mèo cảm thấy dễ chịu. Phòng ngủ của bạn là một sự lựa chọn tốt. Bạn hãy dành thời gian ở đó để giúp mèo quen với mùi của bạn.[5] Dần dần cho phép mèo khám phá những môi trường khác khi mèo đã cảm thấy thoải mái hơn.
Cung cấp cho mèo những địa điểm dễ chịu và thú vị để nằm (và chui vào). Một cây leo trèo dành cho mèo sẽ rất phù hợp với những chú mèo cần một chút an toàn và riêng tư.
Mèo luôn cần được cung cấp sẵn đồ ăn, nước uống, chậu cát và một trụ mài móng.[6]
Tiêu đề ảnh Get Your Cat to Know and Love You Step 4
4
Giữ khoảng cách vừa đủ. Đừng kè kè ở bên mèo hoặc vồ vập mèo mọi lúc mọi nơi. Bằng cách bình tĩnh và giữ khoảng cách, bạn sẽ thể hiện cho mèo thấy rằng bạn không nguy hiểm và mèo không cần phải sợ bạn.
Việc này đặc biệt quan trọng đối với những chú mèo trưởng thành chưa quen với việc ở cạnh con người. Việc bạn chú ý tới những chú mèo này quá nhiều sẽ lợi bất cập hại. Bạn phải để chúng tự tìm đến bạn.
Ngồi đọc sách hoặc xem TV, lờ mèo đi. Rải đồ ăn quanh phòng và khuyến khích mèo bước ra tìm đồ ăn.[7] Mèo sẽ đi theo dấu đồ ăn và tiến tới gần bạn hơn. Hãy ngồi yên. Đừng tới gần hoặc nói chuyện với mèo trước. Cứ để chúng quen với việc ở chung một phòng với bạn đã. Đồ ăn sẽ tạo ra một mối liên hệ tích cực với sự hiện diện của bạn.
Để mèo tới gần bạn. Nhử hoặc ném đồ chơi để tạo hứng thú cho chính mình. Đừng vội vuốt ve mèo vì bạn có thể khiến mèo sợ. Ban đầu, hãy để sự hiện diện của bạn không toát lên vẻ nguy hiểm, sau đó hãy bắt đầu vuốt ve mèo, thậm chí mỗi lần chỉ vuốt một cái. Đừng nôn nóng, nếu không, bạn sẽ phải giành lại niềm tin của mèo từ đầu.[8]
Hãy nhớ rằng có thể phải mất một thời gian thì mèo mới biết rằng bạn không có ý định làm hại chúng. Còn hiện tại, mèo vẫn chưa quen bạn. Hãy thế hiện tình yêu bằng sự kiên nhẫn khi mèo mới về nhà bạn.
Tiêu đề ảnh Get Your Cat to Know and Love You Step 5
5
Sử dụng thiết bị khuếch tán pheromone để trấn an một chú mèo đang sợ hãi. Chúng có chứa một loại pheromone mà mèo tiết ra khi bình tĩnh, nhờ đó, nó sẽ giúp một chú mèo đang sợ hãi cảm thấy yên tâm và thư giãn.
Các bộ khuếch tán pheromone rất dễ sử dụng. Bạn chỉ cần cắm chúng vào ổ điện giống như các thiết bị làm thơm phòng khác. Sau đó, hãy kiểm tra định kì để đảm bảo dịch lỏng trong đó không bị cạn.
Bạn có thể tìm thấy những thiết bị này ở hầu hết các cửa hàng thú cưng hoặc các tiệm bán đồ trực tuyến.
Tiêu đề ảnh Get Your Cat to Know and Love You Step 6
6
Nhẹ nhàng vuốt ve mèo nếu mèo mời gọi bạn. Mèo rất dễ bị quá khích, và chúng sẽ trở nên sợ hãi hoặc đề phòng nếu bạn cứ cố thể hiện tình cảm lúc mèo chưa cho phép. Hãy đảm bảo mèo sẽ liên hệ bạn với một thứ tình cảm dịu dàng và chừng mực thay vì sợ hãi.
Nhẹ nhàng vuốt ve mèo nếu mèo cọ vào bạn. Khi mèo cọ mình vào bạn, đó là một cử chỉ thân thiện. Hãy củng cố mối quan hệ mà mèo đang thiết lập với bạn bằng cách tận dụng cơ hội này để vuốt ve.
Mèo thích được gãi đầu và cổ. Chúng cũng thích được vuốt lưng ở ngay vị trí đuôi tiếp giáp với cột sống.[9] Tuy nhiên, những cú vuốt dọc sống lưng có thể khiến mèo quá khích tới nỗi chúng muốn cào hoặc cắn bạn.
Cho mèo đồ ăn vặt ngay khi bạn vừa bế mèo xong sẽ giúp mèo liên hệ tới sự tiếp xúc thân thể một cách tích cực.[10]
Tiêu đề ảnh Get Your Cat to Know and Love You Step 7
7
Bế mèo khi mèo cảm thấy thư giãn. Hãy cứ vuốt ve mèo chừng nào nó còn cảm thấy thích thú, sau đó hãy bế mèo lên và mang mèo tới một nơi có nắng đẹp, hoặc cho mèo đồ ăn. Nhờ đó, bạn sẽ giúp mèo nghĩ rằng được bế là một việc tốt.
Đừng cố ôm ấp mèo nếu mèo không muốn.[11] Việc này sẽ phá vỡ niềm tin mà bạn đang cố gây dựng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những chú mèo trưởng thành.
Sẽ có những lúc bạn phải bế mèo lên khi mèo không muốn, ví dụ như lúc bạn cần cho mèo vào trong lồng. Hãy làm việc này càng nhẹ nhàng càng tốt, trấn an mèo bằng giọng ôn tồn, vuốt ve hoặc thậm chí là cho mèo ăn đồ ăn vặt.
Tiêu đề ảnh Get Your Cat to Know and Love You Step 8
8
Tìm tới sự can thiệp y tế khi đã hết cách. Những chú mèo trưởng thành nhút nhát và hay sợ hãi có thể cần được kê thuốc để giúp thúc đẩy quá trình làm quen. Hãy trao đổi với bác sĩ thú y nếu mọi cách làm trên đều không có tác dụng.[12]
Nhiều chuyên gia về hành vi động vật có thể giúp bạn trong những trường hợp nghiêm trọng. Hãy nhờ bác sĩ thú y giới thiệu.
Phương pháp
2
Xây dựng một mối quan hệ tích cực với mèo
Tiêu đề ảnh Get Your Cat to Know and Love You Step 9
1
Đảm bảo rằng bạn là người cho mèo ăn. Khi mèo đã quen với sự hiện diện của bạn, bạn có thể bắt đầu xây dựng một mối quan hệ tích cực. Thức ăn là một động lực tuyệt vời, và bạn nên là người mà mèo liên hệ với đồ ăn. Việc này sẽ giúp mèo liên hệ sự hiện diện của bạn với những điều tích cực.
Cho mèo ăn từ hai tới ba bữa nhỏ một ngày thay vì để sẵn một phần ăn lớn cho cả ngày. Điều đó sẽ củng cố mối liên hệ giữa bạn và đồ ăn. Nếu đã để sẵn thức ăn khô cho mèo, bạn vẫn có thể tạo ra những bữa ăn nhỏ với thực phẩm ướt theo cách này.
Ở lại trong phòng khi mèo đang ăn để giúp củng cố mối liên hệ giữa bạn và đồ ăn. Bạn cũng có thể vuốt ve mèo khi mèo đang ăn.
Việc cho mèo ăn đồ ăn chất lượng cao cũng sẽ giúp mèo tin rằng bạn chính là người mang lại những thứ ngon lành nhất. Dùng đồ ăn vặt để củng cố những hành vi tốt, ví dụ như lúc mèo cọ vào chân bạn hoặc thể hiện tình cảm với bạn.[13]
Tiêu đề ảnh Get Your Cat to Know and Love You Step 10
2
Triệt sản cho mèo. Mèo sẽ gắn bó với bạn hơn nếu không bị bản năng kết đôi với những chú mèo khác chi phối.[14]
Triệt sản cho mèo cũng là việc cần thiết để hạn chế số lượng mèo. Việc này đặc biệt quan trọng nếu mèo của bạn được nuôi thả.[15] Nếu mèo chưa được triệt sản, bạn hãy liên hệ phòng khám thú y hoặc các cộng đồng nhân đạo khác tại địa phương để đặt lịch.
Tiêu đề ảnh Get Your Cat to Know and Love You Step 11
3
Trò chuyện với mèo. Thường xuyên nói chuyện với mèo bằng một giọng nói bình tĩnh và không đáng sợ.[16] Tông giọng và các cử chỉ của bạn sẽ mang lại cho mèo một thông điệp. Hãy thực hiện sao cho thông điệp đó toát lên vẻ thân thiện.
Quát tháo mèo (hoặc bất kì một loài động vật nào khác) sẽ khiến nó sợ hãi và không tin tưởng bạn nữa. Ngay cả khi mèo hư, hãy cố gắng đừng mắng mèo.[17]
Tiêu đề ảnh Get Your Cat to Know and Love You Step 12
4
Chơi với mèo. Khi mèo đã cảm thấy đủ thoải mái để tiếp cận bạn, bạn có thể nhử hoặc buộc đồ chơi vào sợi dây để dụ mèo chơi cùng. Không phải lúc nào mèo cũng muốn chơi với bạn, vì thế, hãy tận dụng mọi cơ hội để trở nên gắn bó với mèo hơn.
Nhiều chú mèo rất thích bạc hà mèo. Bạn có thể mua đồ chơi chứa loại thảo mộc này để khuyến khích mèo chơi đùa.[18]
Việc chơi với mèo được coi là thành công khi mèo tới rủ bạn chơi cùng. Ví dụ, mèo có thể cọ xát hoặc trèo lên người bạn. Dù bạn có thể dụ mèo chơi bằng những đồ chơi phát sáng hoặc treo lơ lửng, mèo vẫn có thể lờ bạn đi nếu không cảm thấy thích chơi.
Tiêu đề ảnh Get Your Cat to Know and Love You Step 13
5
Giữ vệ sinh cho mèo và chậu cát. Mèo sẽ hài lòng khi có một bộ lông và môi trường sống sạch sẽ. Thường xuyên dọn chậu cát cho mèo để mèo không phải sử dụng chậu cát quá bẩn. Một chậu cát bẩn sẽ khiến mèo khó chịu và không vui, và mèo sẽ phản ứng xấu với điều đó.[19]
Dù mèo có thể dành nhiều thời gian để chải chuốt, bạn vẫn có thể chải lông cho mèo để cả hai trở nên gắn bó hơn. Hãy dùng loại bàn chải chuyên dụng dành cho mèo. Một số chú mèo sẽ không cho phép bạn động vào, nhưng một số khác sẽ thích khi bạn làm vậy. Việc này còn có thể làm giảm lượng lông mèo rụng trong nhà, nhất là khi bạn nuôi mèo lông dài.[20]
Tiêu đề ảnh Get Your Cat to Know and Love You Step 14
6
Giữ cho mèo khoẻ mạnh. Mèo có thể xa lánh hoặc trốn tránh bạn nếu có vấn đề về sức khoẻ. Hãy đưa mèo đi khám sức khoẻ định kì. Liên hệ với phòng khám nếu bạn nhận thấy những thay đổi đáng kể trong sức khoẻ hoặc hành vi của mèo.
Mèo sẽ không hiểu rằng bạn quan tâm tới sức khoẻ của chúng khi bị đưa tới phòng khám. Tuy nhiên, giữ sức khoẻ cho mèo chính là cách tốt nhất để bạn thể hiện tình cảm.
Mèo có thể không thấy yêu bạn khi bị bạn cho vào lồng để mang đi khám, nhưng những năm tháng khoẻ mạnh sau này có thể bù đắp cho việc đó.
Tiêu đề ảnh Get Your Cat to Know and Love You Step 15
7
Nhận ra những dấu hiệu tình cảm. Ai cũng biết rằng rên gừ gừ là dấu hiệu của sự hài lòng ở mèo. Có thể bạn chưa biết, nhưng một cái chớp mắt chậm rãi của mèo cũng là dấu hiệu của sự hài lòng và chấp nhận.
Hãy chớp mắt chậm rãi lại với mèo. Nhiều người gọi đây là “nụ hôn của mèo”. Mèo có thể sẽ coi đó là dấu hiệu cho thấy bạn thân thiện và không nguy hiểm.[21]
Lời khuyên
Hãy kiên nhẫn. Có một số chú mèo rất nhát và cần nhiều thời gian hơn để làm quen với con người. Tuy nhiên, nếu bạn nỗ lực, mối quan hệ giữa bạn và mèo có thể rất xứng đáng với thời gian và công sức bỏ ra.
Mèo con có thể chấp nhận và yêu quý bạn nhanh chóng, nhưng mèo trưởng thành, nhất là mèo bị lạc hoặc mèo hoang, có thể cần nhiều thời gian hơn thì mới phát sinh tình cảm với bạn. Ngay cả khi đó, mèo cũng sẽ không thể ngoan ngoãn như một chú mèo mà bạn đã nuôi nấng từ nhỏ. Nếu bạn nuôi một chú mèo đã trưởng thành, hãy sẵn sàng với thái độ sống khép kín và thất thường của mèo trong một thời gian dài. Bạn phải cực kì kiên nhẫn với những chú mèo như vậy.[22]
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X