0962801374

Cách để Chăm sóc Mèo

Cách để Chăm sóc Mèo
Với bản tính tinh nghịch, điệu bộ nũng nịu và gương mặt đáng yêu, mèo đúng là loài vật lý tưởng để nuôi làm thú cưng. Tuy nhiên, trái với quan niệm của nhiều người, mèo không phải là loài vật nuôi mà bạn có thể để cho nó "tự lo"! Nếu muốn mèo cưng của mình sống khỏe mạnh và hạnh phúc, bạn cần biết cách chăm sóc mèo và cho người bạn bốn chân của mình một cuộc sống tốt nhất có thể từ khi mới về nhà.
 
 
 
Phương pháp
1
Dạy mèo đi vệ sinh
1
Khuyến khích mèo sử dụng khay cát vệ sinh.[1] Nhờ kết cấu của cát vệ sinh, hầu hết mèo sẽ thích khay cát hơn là những khu vực khác trong nhà. Tuy nhiên, bạn vẫn cần thực hiện vài bước để khiến mèo thích đi vệ sinh trong khay cát.
Đặt khay cát ở nơi yên tĩnh mà mèo không bị quấy rầy vì có người hoặc chó qua lại hay có nhiều tiếng động.
Để khay cát luôn sạch sẽ, bạn nhớ xúc bỏ cát bẩn hàng ngày và làm vệ sinh khay hàng tuần. Bạn cũng nên thay cát mới ít nhất mỗi tuần một lần.[2]
Nếu nuôi hơn một con mèo, bạn cần cung cấp đủ khay cát vệ sinh cho chúng. Giả sử trong nhà có 2 con mèo, bạn cần 3 khay cát đặt ở nhiều nơi trong nhà. Con mèo có quyền uy có thể cấm cản con yếu thế hơn sử dụng khay cát nào đó
 
 
2
Đảm bảo mèo cảm thấy thoải mái với khay cát. Đừng làm mèo sợ hãi hoặc giật mình khi đang đi vệ sinh trong khay cát nếu bạn không muốn chúng có ác cảm với khay cát và bắt đầu tránh né. Mua khay cát loại lớn, dù nó có đắt hơn đôi chút. Mèo sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi ở trong chiếc khay lớn (tính theo diện tích, không tính độ sâu).[3]
Đừng chuyển sang dùng cát vệ sinh hiệu khác, vì mèo không thích thay đổi đột ngột. Việc đổi loại cát đất sét sang loại cát vón cục hoặc ngược lại có thể khiến mèo khó chịu và ngừng sử dụng khay cát.
Bạn cũng không nên dùng loại cát có mùi hương quá nồng khiến mèo sợ mà tránh xa.
Tiêu đề ảnh Take Care of a Cat Step 8
3
Cân nhắc đến nhu cầu của mèo con và mèo già. Nhớ rằng mèo con và mèo già bị viêm khớp hoặc các bệnh lý khác có thể gặp khó khăn khi ra vào khay cát có thành quá cao. Bạn nên mua khay cát có thành thấp và đặt ở nơi dễ tiếp cận cho mèo con và những chú mèo có nhu cầu đặc biệt, hoặc mua loại khay có thể điều chỉnh được.
4
Cung cấp trụ cào móng cho mèo. Cào là bản năng tự nhiên của loài mèo, và bạn sẽ không có cách nào để huấn luyện chúng từ bỏ hành vi này. Nếu mèo còn móng vuốt, bạn cần cung cấp một hoặc hai trụ cào móng để chúng không cào xước đồ đạc trong nhà. Nếu có trụ cào móng, chú mèo của bạn sẽ tha hồ thực hiện hành vi tự nhiên lành mạnh này.[4]
Tiêu đề ảnh Take Care of a Cat Step 10
5
Không cho mèo tự do đi khám phá những khu vực “cấm” trong nhà. Loài mèo vốn tò mò, và chú mèo của bạn sẽ nhảy lên bàn, kệ hoặc những nơi khác mà bạn không muốn chúng đặt chân đến. Một tấm thảm đuổi mèo, một tia nước xịt ra đúng lúc, thậm chí chỉ cần một tiếng “không” nghiêm khắc cũng có thể sửa hành vi này. Với thời gian và sự kiên nhẫn, bạn có thể dạy cho mèo tránh xa những khu vực mà chúng không được phép lai vãng.
Bạn cũng có thể dạy mèo bằng lon lúc lắc (lon nước ngọt rỗng đựng vài viên sỏi bên trong và dán kín miệng lon). Thả lon xuống sàn để dọa cho mèo chạy xa khu vực cấm. KHÔNG ném lon vào mèo, vì hành động này có thể gây hại cho mèo.
Tiêu đề ảnh Take Care of a Cat Step 11
6
Cân nhắc sử dụng sản phẩm pheromone dành cho mèo. Sản phẩm này có dạng chai xịt hoặc máy khuếch tán chạy điện, tỏa vào không khí chất pheromones tổng hợp có tác dụng giúp mèo bình tĩnh.[5] Sản phẩm có thể giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến khay vệ sinh hoặc cào móng, và đã chứng tỏ có hiệu quả giúp trấn an những chú mèo căng thẳng hoặc sợ hãi.
Phương pháp
2
Cho mèo ăn
1
Quyết định loại thức ăn cho mèo. Thức ăn dành cho mèo thì có vô số loại: thức ăn khô, thức ăn ướt và thức ăn đóng hộp là những loại phổ biến. Thức ăn khô dễ bảo quản hơn, nhưng mèo lại rất mê hương vị của thức ăn ướt và đóng hộp. Hai loại này còn giúp bổ sung chất lỏng vào chế độ ăn của mèo. Nói chung, cho mèo ăn loại thức ăn nào là tùy ý thích của chủ.
Đôi khi mèo cần ăn thức ăn loại này hơn loại kia do tình trạng sức khỏe. Bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y về việc này.
Tiêu đề ảnh Take Care of a Cat Step 13
2
Chọn thương hiệu tốt khi mua thức ăn cho mèo. Như các loài vật khác, mèo cũng có nhu cầu dinh dưỡng riêng. Mèo là "động vật ăn thịt bắt buộc," nghĩa là chúng cần protein động vật để tránh mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng.[6] Bạn hãy nhờ bác sĩ thú y giới thiệu các sản phẩm chất lượng tốt. Các sản phẩm rẻ tiền có thể không cung cấp đủ chất dinh dưỡng để giúp mèo khỏe mạnh và vui vẻ.
Tìm loại thức ăn mèo có thành phần chủ yếu là protein động vật, chẳng hạn như bò, gà, gà tây hoặc cá.[7]
Bạn cũng nên tìm các loại axit amin như taurine và arginine, các axit béo như axit arachidonic và axit linoleic.[8]
Tránh cho mèo ăn thức ăn của người, trừ khi bạn đã trao đổi với bác sĩ thú y về các loại thức ăn đó. Một số thức ăn của người có thể khiến mèo bệnh nặng, thậm chí gây ngộ độc cho mèo (chẳng hạn như sô cô la).
3
Tuân theo hướng dẫn trên bao bì thức ăn.[9] Thông thường, mèo cần được cho ăn theo độ tuổi, cân nặng và mức hoạt động. Chúng thích ăn nhiều bữa nhỏ suốt ngày.[10]
Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về loại thức ăn và cách cho mèo ăn nếu bạn còn băn khoăn.
Tiêu đề ảnh Take Care of a Cat Step 15
4
Đừng cho mèo ăn quá nhiều. Bạn nên làm theo lời khuyên của bác sĩ thú y và nhớ cho mèo vận động nhiều, vì béo phì là một trong những vấn đề lớn mà những chú mèo ngày nay đang phải đối mặt. Mèo béo phì sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường khi đến tuổi trung niên. Tình trạng thừa cân cũng dẫn đến các chứng bệnh như viêm khớp, bệnh tim và các vấn đề sức khỏe khác ở mèo.[11]
Phương pháp
3
Giữ gìn sức khỏe cho mèo
Tiêu đề ảnh Take Care of a Cat Step 16
1
Chải lông cho mèo tùy vào nhu cầu của chúng. Có thể bạn cho rằng mèo không cần người chải lông hộ vì chúng có thể tự chải chuốt. Tuy nhiên, thực ra bạn cần chải cho mèo lông ngắn hàng tuần và mèo lông dài mỗi tuần vài lần. Điều này sẽ giúp giảm tình trạng rụng lông trong nhà và tránh được căn bệnh búi lông trong dạ dày mèo.
Với những giống mèo thường rụng lông (đặc biệt là mèo lông dài), bạn nên dùng lược kim loại răng nhỏ để có thể chải sâu vào lớp lông bên dưới và loại bỏ lông rụng.
Tiêu đề ảnh Take Care of a Cat Step 17
2
Kiểm tra tình trạng da của mèo trong khi chải lông. Chú ý tìm bọ chét và các loại ký sinh trùng khác, các nốt đỏ, sưng, u bướu hoặc các vấn đề khác về da. Nếu thấy có bất cứ dấu hiệu đáng nghi nào, bạn hãy báo cho bác sĩ thú y biết và hỏi về cách xử lý.
Tiêu đề ảnh Take Care of a Cat Step 18
3
Lên lịch đưa mèo đi khám thú y hàng năm.[12] Cũng như mọi thành viên trong gia đình, mèo cần được khám sức khỏe định kỳ. Không như trẻ em, mèo không thể báo cho chúng ta biết mỗi khi chúng không khỏe. Chúng chỉ dựa vào bạn để được chăm sóc bằng cách đưa đi khám sức khỏe định kỳ. Mèo cần được đến bác sĩ thú y ít nhất mỗi năm một lần để kiểm tra răng, tai, mắt, tim, tiêm vắc xin phòng bệnh và tẩy giun/trị bọ chét. Những người nuôi mèo cần cân nhắc cho mèo tiêm phòng các bệnh sau: nhiễm trùng ruột ở mèo, bệnh cúm và bệnh bạch cầu ở mèo. Tất cả các bệnh trên đều có thể gây tử vong nếu mèo bị nhiễm bệnh, vì vậy việc bảo vệ cho chú mèo của bạn là rất quan trọng. Nhiều nơi trông giữ mèo sẽ không nhận mèo nếu không có giấy chứng nhận mèo đã được tiêm phòng. Bác sĩ thú y sẽ khuyến cáo chính xác các bệnh cần tiêm phòng cho mèo của bạn. Nếu thực sự quan tâm đến sức khỏe và hành vi của mèo cưng, bạn nên đưa mèo đến phòng khám của bác sĩ thú y càng sớm càng tốt.
Mèo già cần được đi khám mỗi năm hai lần để được chăm sóc sức khỏe tối ưu.
Tiêu đề ảnh Take Care of a Cat Step 19
4
Đưa mèo con đến bác sĩ thú y thường xuyên hơn. Cũng như em bé vậy, mèo con cần được đến bác sĩ thường xuyên hơn mèo lớn. Bắt đầu vào khoảng 8 tuần tuổi, mèo con cần được đến phòng khám 2-3 lần để tiêm vắc xin và tẩy giun. Ở mức tối thiểu, mèo cần được tiêm phòng bệnh dại và bệnh ca-rê. Bác sĩ cũng sẽ trao đổi với bạn về các lợi ích của các vắc-xin tùy chọn. Bạn hãy hỏi về nguy cơ của các bệnh như bệnh bạch cầu ở mèo và quyết định các loại vắc-xin nên tiêm phòng cho mèo.
Bác sĩ thú y cũng sẽ kiểm tra bọ chét và rận tai cho mèo con, đồng thời điều trị nếu cần.
Nhớ tẩy giun cho mèo con. Mèo con có giun đũa thường còi cọc và có thể lây truyền cho con người.
Tiêu đề ảnh Take Care of a Cat Step 20
5
Triệt sản cho mèo. Việc triệt sản mèo cái và thiến mèo đực đem lại nhiều lợi ích. Bạn sẽ giảm được các hành vi gây phiền phức của mèo như bỏ đi lang thang và xịt nước tiểu. Về phương diện sức khỏe, triệt sản giúp ngăn chặn mèo mang thai ngoài ý muốn và các bệnh như viêm tử cung. Và điều quan trọng nhất là, thủ thuật này giảm được số lượng mèo không mong muốn trên trái đất!
Hỏi bác sĩ thú y về thời điểm cho mèo đi triệt sản. Thường thì bác sĩ khuyên nên triệt sản khi mèo con được 2-6 tháng tuổi.
Tiêu đề ảnh Take Care of a Cat Step 21
6
Cho mèo làm quen với việc chải răng. Mèo có thể mắc bệnh răng miệng. Để chải răng cho mèo, bạn cần có bàn chải đánh răng mềm và kem đánh răng dành cho chó mèo. Đừng bao giờ dùng kem đánh răng của người để chải răng cho mèo – lượng fluoride quá nhiều có thể khiến mèo khó chịu trong dạ dày, và nồng độ fluoride cao trong kem đánh răng dành cho người có thể gây độc. Đầu tiên, bạn hãy cho mèo nếm kem đánh răng, sau đó dùng ngón tay quét dọc đường nướu ở hàm răng trên. Lặp lại các bước trên, nhưng lần này dùng bàn chải đánh răng. Đưa bàn chải chạy dọc theo đường nướu của các răng hàm bên trên với góc hơi chếch lên sao cho lông bàn chải len vào dưới đường nướu. Chải từ sau ra trước với động tác xoay tròn dọc theo đường nướu. Bạn sẽ chỉ mất chưa đến 30 giây để chải răng cho mèo.
Ban đầu bạn đừng cố gắng chải toàn bộ hàm răng cho mèo. Nếu chú mèo chỉ cho phép bạn chải bên ngoài hàm răng trên thì vẫn còn hơn là không chải. Bạn vẫn xử lý được phần quan trọng nhất của biện pháp phòng ngừa các bệnh răng miệng của mèo.
Tiêu đề ảnh Take Care of a Cat Step 22
7
Sắp xếp lịch làm sạch răng chuyên khoa cho mèo nếu cần. Ngay cả khi đã được chải răng kỹ lưỡng, một số mèo thỉnh thoảng vẫn cần được làm sạch răng chuyên khoa. Việc chải răng có thể giảm các mảng bám và cặn trên bề mặt răng nhưng không loại bỏ được mảng bám ngay dưới đường viền nướu. Khi làm sạch răng cho mèo, bác sĩ thú y cũng đồng thời kiểm tra răng miệng toàn diện trong lúc mèo được gây mê. Một số dấu hiệu của bệnh răng miệng bao gồm:[13]
Hơi thở hôi
Răng lung lay
Răng ngả màu hoặc cao răng bám trên bề mặt răng
Cảm giác đau hoặc nhạy cảm trong miệng
Chảy máu
Chảy nước dãi nhiều và hay làm rơi thức ăn khi đang ăn
Chán ăn hoặc sụt cân
8
Dành đủ thời gian cho mèo chơi đùa. Chú mèo của bạn cần được tương tác với bạn hàng ngày để được khỏe mạnh và vui vẻ. Bạn hãy dành thời gian chơi đồ chơi với mèo, nói chuyện và chải chuốt cho mèo để kết giao với chú mèo của mình. Bút laser, bóng, chuột đồ chơi và lông vũ cũng là những món đồ rất thú vị để chơi với mèo.
Đây là một trò chơi mà bạn có thể chơi với mèo: Thử giấu món ăn yêu thích của mèo ở một góc nào đó và dùng bút laser dẫn đường cho mèo đến chỗ đó. Bạn sẽ chỉ bút laser theo cách di chuyển của một con chuột thật sự, thử chỉ bút laser vào những chỗ hẹp và bên dưới những nơi ẩn náu. Cuối cùng, bạn dùng bút chỉ vào đúng chỗ có món ăn yêu thích của mèo. Con mèo sẽ rất vui vì có cảm giác như săn được thức ăn.
Tiêu đề ảnh Take Care of a Cat Step 23
Phương pháp
4
Tìm một chú mèo phù hợp
Tiêu đề ảnh Take Care of a Cat Step 1
1
Quyết định xem bạn nên nuôi một chú mèo con hay mèo đã trưởng thành.[14] Mèo con rất hấp dẫn và đáng yêu, nhưng bạn cần thành thực tự hỏi mình có đáp ứng được mức năng lượng của chúng không, có gánh được trách nhiệm với chúng không. Ở các trại cứu hộ động vật có nhiều mèo trưởng thành rất thân thiện nhưng khó tìm được mái ấm. Một chú mèo trưởng thành sẽ điềm tĩnh hơn và trầm lặng hơn mèo con, nhưng chúng cũng có thể có các vấn đề về hành vi từ những năm đầu đời. Mèo trưởng thành cũng có thể mắc các bệnh mà bạn sẽ phải chữa trị sớm hơn so với mèo con. Mặt khác, mèo con thường cào rất đau; hãy nghĩ xem liệu bạn có chấp nhận được không.
Tiêu đề ảnh Take Care of a Cat Step 2
2
Cân nhắc về các vấn đề sức khỏe của mèo. Nếu bạn thích một chú mèo, hãy hỏi về tiền sử y khoa xem chú mèo đó có đòi hỏi được chăm sóc lâu dài không. Liệu bạn có đáp ứng được nhu cầu chữa bệnh cho chú mèo đó không?
Ngay cả khi chú mèo bạn thích hoàn toàn khỏe mạnh, bạn cũng nên xem xét giống mèo. Mèo thuần chủng có thể có các vấn đề về gien di truyền phải khắc phục. Ví dụ, các giống mèo mặt tịt như Manx và Scottish thường phát sinh các vấn đề về hô hấp.[15]
Mèo thuần chủng thường có nhiều nguy cơ mắc các bệnh di truyền hơn mèo lai.[16]
Tiêu đề ảnh Take Care of a Cat Step 3
3
Xem xét lượng thời gian mà bạn có thể dành cho mèo. Mặc dù không cần được dẫn đi dạo hàng ngày như chó, nhưng bạn đừng tưởng rằng mèo không đòi hỏi bạn dành thời gian cho chúng. Mèo vẫn là loài thú cưng hiếu động vốn cần được chơi đùa và là người bạn thân yêu cần được quan tâm chăm sóc. Bạn cũng sẽ phải dành thời gian làm sạch khay cát vệ sinh và cho mèo ăn đúng cách.
Tuổi thọ trung bình của mèo nuôi trong nhà là 13-17 năm, thế nên bạn hãy nhớ là mình đang thực hiện cam kết lâu dài với một thành viên mới của gia đình.[17]
Tiêu đề ảnh Take Care of a Cat Step 4
4
Tính toán xem bạn có đủ khả năng nuôi mèo không. Giá mua mèo vào khoảng từ vài trăm ngàn lên đến hàng chục triệu nếu là mèo thuần chủng. Ngoài ra, bạn sẽ phải mua thức ăn, cát vệ sinh, đồ chơi và các chi phí y tế cho mèo. ASPCA (hiệp hội phòng chống hành vi tàn ác đối với động vật Hoa Kỳ) ước tính chi phí nuôi một con mèo trong năm đầu tiên lên đến 1.035 USD (hơn 20 triệu đồng).[18] (Số tiền này sẽ giảm sau khi bạn đã mua sắm các vật dụng và trả các chi phí y tế ban đầu.)
Tiêu đề ảnh Take Care of a Cat Step 5
5
Cân nhắc nhận nuôi mèo ở trại cứu hộ động vật. Chi phí mà bạn bỏ ra sẽ không đáng là bao so với những gì bạn nhận được: một chú mèo được tiêm phòng đầy đủ, kiểm tra sức khỏe toàn diện và đã triệt sản.[19] Nếu nhận mèo “cho không”, cuối cùng bạn cũng sẽ tốn tất cả các chi phí đó nếu bạn là người chủ có trách nhiệm.
Lời khuyên
Sữa có thể khiến mèo khó chịu trong dạ dày; nước mới là chất lỏng tốt nhất dành cho mèo.
Thử cho mèo uống nước lọc thay vì nước máy nếu chú mèo của bạn quá kén chọn.
Mèo có móng vuốt và sẽ sử dụng móng vuốt khi chúng phấn khích, sợ hãi, tức giận, v.v… Thế nên bạn hãy cảnh giác, chúng sẽ cào bạn đấy. Hầu hết các trường hợp mèo cào chỉ là do vô tình. Nếu mèo cào bạn trong giờ chơi, bạn chỉ cần nói: "KHÔNG" và ngừng chơi. Chú mèo của bạn cuối cùng sẽ học được cách kiểm soát móng vuốt trong khi chơi.
Nếu bị mèo cắn hoặc cào xước, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước, sau đó sát trùng bằng cồn (hoặc dung dịch sát trùng khác) và băng lại. Bạn cần đến bác sĩ nếu vết thương bị sưng hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng.
Cẩn thận với các loại cây trồng trong nhà. Một số loại hoa cảnh có thể cực độc đối với thú cưng (chẳng hạn như cây trạng nguyên).
Hãy giữ mèo cưng của bạn ở trong nhà; mèo sống ngoài trời có tuổi thọ ngắn hơn nhiều so với mèo nuôi trong nhà do tai nạn thương tích, bệnh tật, bị chó tấn công và các mối nguy hiểm khác.
Để thưởng cho mèo một món quà thú vị, bạn hãy mua lá bạc hà mèo và rải một ít lên sàn gạch hoặc sàn gỗ (đừng rải lên thảm, trừ khi bạn định hút bụi sau đó!) Mèo rất thích bạc hà mèo! Chúng thường vờn quanh và ăn lá bạc hà mèo. Cảnh báo: đôi khi mèo có thể rất phấn khích sau khi tiếp xúc với lá bạc hà mèo. Điều này không hại gì mà lại rất vui.
Đem mèo đến bác sĩ thú y để cấy chíp. Như vậy bạn sẽ dễ tìm và theo dõi mèo nếu chẳng may nó đi lạc.
Cho mèo đi chơi tự do quanh nhà nếu nó thích bạn vuốt ve. Chú mèo sẽ tự đến với bạn.
Nhớ dành một không gian riêng cho mèo, nơi không bị ai quấy rầy, nơi mà mèo có thể đến mỗi khi căng thẳng hoặc chỉ đơn giản là muốn nghỉ ngơi.
Để cho mèo đi lại tự do trong nhà, nếu không, chú mèo của bạn sẽ cảm thấy tù túng.
Nếu thấy mèo không uống nước hoặc không đi vệ sinh, bạn hãy đưa mèo đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt.
Cảnh báo
Đừng bao giờ bỏ rơi mèo khi bạn không muốn nuôi nữa. Hãy luôn đem những con vật không muốn nuôi đến trại cứu hộ động vật gần nhất. Ở đó họ sẽ chăm sóc cho chó mèo của bạn và cố gắng tìm cho chúng một mái nhà tốt. Bỏ rơi động vật là hành động tàn nhẫn.
Nhớ cho mèo uống nước khi nó chơi đùa vói bạn trong thời gian dài.
Đừng bao giờ cho mèo sử dụng sản phẩm dành cho động vật khác.
Đừng bắt mèo làm những việc trái ý muốn của chúng, ví dụ như:
Nhấc mèo lên bất cứ khi nào bạn muốn.
Ôm siết chúng quá chặt
Không tháo bỏ móng vuốt của mèo, vì điều này tương đương với việc người bị cắt mất một đốt ngón tay. Mèo sẽ đau đớn cả đời và dễ bị tổn hại (nếu bị động vật săn mồi tấn công). [20]
Các cách thay thế cho việc tháo bỏ móng vuốt của mèo bao gồm: cắt tỉa móng, sử dụng trụ cào móng và miếng bọc móng mèo.[21]
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X